Nắng nóng đỉnh điểm, Nam bộ cán mức 40 độ C
Trong những ngày mới bén duyên với công việc diễn xuất, Kim Huyền đã dùng số tiền đầu tiên mình kiếm được để mua tặng mẹ một đôi bông tai. Với nữ nghệ sĩ, đấng sinh thành đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến mình. Bởi ngày bé, diễn viên Sáng đèn mắc bệnh ngặt nghèo. Điều đó khiến mẹ cô bán hết tất cả tài sản để lo cho cô. “Nên khi có được thành quả trong cuộc sống, tôi muốn dành cho mẹ đầu tiên”, cô tâm sự. Thời gian đầu khi theo đuổi nghệ thuật, Kim Huyền không nhận được sự ủng hộ từ đấng sinh thành. Bà lo lắng bởi ngoại hình và tính cách e dè của con gái sẽ khó để có thể sống với nghề. Nhưng khi nữ diễn viên chứng minh được đam mê và gặt hái được thành quả, mẹ ủng hộ Kim Huyền hoàn toàn. “Tôi đi làm có chuyện gì mẹ cũng cảm nhận được. Dù tôi không nói ra nhưng trong những ngày tôi bế tắc, mẹ luôn có cách thể hiện để tôi biết rằng luôn có mẹ ở bên cạnh mình”, nữ diễn viên Sáng đèn tâm sự. Nhắc đến quãng thời gian sang Nhật Bản du học, Kim Huyền nói sự lựa chọn nào cũng có cái được và cái mất. Nữ nghệ sĩ bộc bạch vào thời điểm bản thân không còn “lửa” trong nghề, cần một năng lượng mới, không gian mới nên cô chọn gác lại đam mê. Sao phim Sáng đèn cho biết những ngày đầu ở xứ người, cô rất háo hức. Nhưng chỉ vài tháng sau đó thì cô bắt đầu nhớ nghề, nhớ nhà và thường tự hỏi bản thân rằng không biết lựa chọn của mình có đúng hay không. Cô nói: “Cũng may mắn là tôi dễ thích nghi, không có chuyện nghĩ mình là nghệ sĩ thì không làm những công việc khác. Tôi sang Nhật vừa học vừa làm thêm, công việc đầu tiên của tôi là rửa chén cho một quán ăn. Việc đó bình thường đối với tất cả du học sinh nên tôi cũng không đặt mình là một người đặc biệt gì cả”. Nhìn lại hành trình của mình, diễn viên Kim Huyền không hối hận vì bản thân đã dám “rẽ” sang một hướng khác. Với cô, mỗi môi trường sống cho cô những trải nghiệm và sức mạnh nội tại riêng. Trong chặng đường làm nghệ thuật, Kim Huyền nhận được sự động viên của không chỉ mẹ mà còn từ người tri kỷ của mình - diễn viên Trương Minh Quốc Thái. Tính đến hiện tại, cả hai đồng hành cùng nhau hơn 20 năm, giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết. Thời điểm nữ nghệ sĩ yếu lòng, suy sụp tinh thần, nam diễn viên đã gửi tặng cô một cuốn sách để vực dậy, giúp cô có thêm năng lượng tích cực để đi tiếp.Nhắc đến Trương Minh Quốc Thái, Kim Huyền bộc bạch: “Mới đầu tôi nghĩ chỉ là người bạn bình thường làm việc chung. Từ từ, người bạn đó có những góp ý, chia sẻ về cách ứng xử của tôi. Chúng tôi trao đổi đam mê nghề nghiệp và nhận ra tư duy làm nghề lẫn tư duy cuộc sống giống nhau. Mối quan hệ đó dần thắt chặt và bất cứ những thăng trầm trong đời tôi đều có người bạn này ở bên cạnh, kể cả lúc vui hay khi bế tắc”. Kim Huyền ấn tượng với Trương Minh Quốc Thái bởi sự mạnh mẽ, điềm đạm, dù yêu nghề nhưng không tham danh vọng. “Anh ấy giống như một người anh dạy dỗ tôi. Tôi rất sợ mất đi tình bạn này, mà tôi nghĩ mình sợ hơn cả mất người yêu nữa. Nếu không còn có sự kết nối chặt chẽ với anh Thái chắc mình sẽ hơi chông chênh, mà tôi thì không muốn chông chênh”, Kim Huyền tâm sự.Thi công kéo dài làm khổ dân
Theo vài video clip ghi lại những buổi tập của dàn nghệ sĩ tham gia Táo quân 2025, có thể thấy bên cạnh những "gương mặt thân quen" được khán giả chờ đợi sẽ trở lại như NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung… thì những nghệ sĩ trẻ tham gia Táo quân năm nay gồm có Đỗ Duy Nam, Trung Ruồi, Thanh Hương, Dũng "hớn"…Trong dàn nghệ sĩ trẻ có thể thấy Đỗ Duy Nam là gương mặt từng được lựa chọn đóng vai Nam Tào trong Táo quân 2024, thay cho NSND Xuân Bắc. Năm nay, Đỗ Duy Nam cũng đang trong những ngày trên sàn tập nhưng anh không tiết lộ mình có tiếp tục đóng Nam Tào hay không. Theo nguồn tin, NSND Xuân Bắc không tham gia Táo quân 2025 thì rất có thể Đỗ Duy Nam sẽ tiếp tục đảm nhận vai này. "Chúng tôi đang tập phần mở đầu của kịch bản và còn rất là dài", nam diễn viên tiết lộ. Trên sóng phim giờ vàng, Đỗ Duy Nam là diễn viên khá ấn tượng với những vai diễn nhiều màu sắc, hơi quái… Khi được giao vai Nam Tào trong Táo quân 2024, anh nhận được những bình luận trái chiều. Dù rất áp lực nhưng nam diễn viên cho rằng anh chỉ biết làm hết sức, mong muốn đem đến một chương trình Gặp nhau cuối năm thật ý nghĩa cho khán giả trong dịp Tết Nguyên đán.Táo quân 2025 còn có sự tham gia của Trung Ruồi. Đây cũng là gương mặt trẻ được giao vai liên tục trong 2 - 3 mùa Táo gần đây. Anh từng thay thế NSND Công Lý đóng vai Bắc Đẩu trong Táo quân 2022 hay vai quản lý chung cư trong Táo quân 2024. Còn với chương trình năm nay, chưa biết anh sẽ đảm nhận vai gì.Một gương mặt trẻ khác là Dũng "hớn" sẽ tiếp tục đảm nhận vai phó Thiên Lôi trong Táo quân 2025 cùng Anh Đức, Thái Dương. Vai Thiên Lôi sẽ do Tiến Minh đảm nhận. Dũng "hớn" chia sẻ: "Năm nào cũng thế với vai Thiên Lôi, nào là vác những cái búa rất to… cường độ công việc của Thiên Lôi sẽ mệt hơn các bạn kia".Trong số những gương mặt nữ tham gia Táo quân năm nay, Thanh Hương tiếp tục được lựa chọn. Ở mùa Táo năm ngoái, nữ diễn viên sinh năm 1988 đóng vai Luyến "lươn" với nội dung "ăn theo" phim Cuộc đời vẫn đẹp sao do cô đóng nữ chính. Còn Táo quân 2025, phóng viên đã liên lạc với Thanh Hương nhưng cô cho biết chưa thể tiết lộ vai diễn của mình. Ngoài ra còn có diễn viên Thái Sơn cũng sẽ tham gia Táo quân 2025.Theo chia sẻ của NSƯT Chí Trung, trong Táo quân 2025, những gương mặt nghệ sĩ gạo cội sẽ lần lượt vào vai Táo Xuân, Táo Hạ, Táo Thu, Táo Đông với kịch bản được triển khai theo kiểu cuộc thi Đường lên đỉnh thiên cung. NSƯT Quốc Khánh vẫn đảm nhận vai Ngọc Hoàng.
Lợi ích việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước
Ông Lê Đình Bảo, Phó giám đốc Công ty MTOUR (TP.HCM), thường xuyên tổ chức các tour du lịch biển, cho hay: "Vào dịp lễ 30.4 và 1.5, nếu muốn ngắm san hô đẹp thì phải đến điểm du lịch còn hoang sơ, có thể kể đến như: Cù lao Câu tại tỉnh Bình Thuận, đảo Thổ Chu thuộc tỉnh Kiên Giang".
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Bức xúc hai thanh niên đầu trần, lái xe máy 'phóng như bay' trên cao tốc
Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều công nhân tranh thủ mua sắm để đón tết cùng người thân. Vì điều kiện khó khăn, không ít người đành chấp nhận đón tết ở phòng trọ. Được Liên đoàn Lao động TP.HCM hỗ trợ mua sắm tại "Ngày hội công nhân – phiên chợ Nghĩa tình", nhiều người chọn mua những món đồ thiết thực để cùng người thân ăn tết hoặc gửi về quê biếu ông bà, cha mẹ.Chị N.T.N.D (30 tuổi) chọn mua bánh trái, mứt tết về quê biếu người thân sau một năm làm việc. Người phụ nữ quê ở Sóc Trăng lên TP.HCM làm công nhân 11 năm nhưng 2 năm nay không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. Những mặt hàng chị ưu tiên mua trong dịp tết này là dầu ăn, nước mắm, bột giặt…"Năm nay công ty kinh doanh khó khăn nên không có thưởng tết. Dù hụt hẫng nhưng tôi chấp nhận chung tay với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn. Năm ngoái tôi vẫn có tiền thưởng tết, giờ đành chi tiêu tiết kiệm hy vọng sang năm công ty sẽ khởi sắc để công nhân có thêm khoản tiền cuối năm", người phụ nữ bày tỏ.Chị D. chia sẻ, sau dịch Covid-19, thói quen thắt chặt chi tiêu được áp dụng. Những năm trước, chị đều về quê đón tết cùng gia đình nhưng năm nay điều đó tạm gác lại. "Năm nay tôi không thể lì xì ba mẹ bằng tiền nhưng vẫn có những phần quà bánh động viên tinh thần họ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là điều mà những người con xa xứ nên thực hiện. Tôi may mắn được tham gia mua sắm tại phiên chợ Nghĩa tình, hàng hóa ở đây rẻ hơn khoảng 10-15%. Các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết đều có đầy đủ", nữ công nhân nói. Chị Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi) cho biết, trước đây chị làm công nhân cho một công ty trên địa bàn TP.Thủ Đức. Sau khi sinh con thứ hai, chị ở nhà chăm con, nhận hàng về may tại nhà. Mức thu nhập của chị phụ thuộc vào đơn hàng, không có thưởng tết vì nhận việc qua trung gian. "Trước đây nếu làm ở công ty sẽ có thưởng tết nhưng hiện tôi chỉ trông chờ vào lượng đơn hàng bản thân làm được. Tết năm nay tôi không mua sắm những thứ đắt đỏ hay quần áo mới, chỉ mua những mặt hàng cần thiết như gia vị, bánh kẹo…", chị Hồng nói. Dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo… cũng là những mặt hàng được chị Nguyễn Thị Quắn (30 tuổi, quê ở Cà Mau) ưu tiên lựa chọn vào dịp tết này. Những món hàng mua được từ phiên chợ Nghĩa tình, chị mang về phòng trọ, cùng chồng và con trai học lớp 3 đón Tết Nguyên đán 2025. Chị Quắn là nguồn thu nhập chính của gia đình vì chồng bị mất việc cách đây không lâu. Mức lương công nhân khoảng 7 triệu đồng chỉ đủ trả tiền phòng trọ, ăn uống và lo cho con ăn học. "Ngoài mua sắm những mặt hàng cần thiết, tôi cân nhắc chi tiêu để dành một số tiền nhà gửi về quê biếu ba mẹ. Chủ trọ cũng hỗ trợ, tặng những phần quà nhỏ để cả gia đình cùng ăn tết. Tôi chỉ làm mâm cơm nhỏ, chuẩn bị dĩa bánh mứt đặt lên bàn thờ cầu sức khỏe, may mắn đến người thân", người phụ nữ chia sẻ. Công ty chị thưởng tết tùy thuộc vào năng lực, thâm niên và tinh thần làm việc. Chị tự dặn không được chi tiêu phung phí, để dành tiền trang trải vào đầu năm mới. "Kinh tế eo hẹp, tôi không về quê ăn tết được nhưng trong thâm tâm luôn mong ba mẹ an khang thịnh vượng, có nhiều sức khỏe. Năm sau thu nhập ổn hơn, nhất định tôi sẽ về quê đón tết cùng gia đình. Dù ở thành phố công việc có lúc bấp bênh nhưng tôi vẫn bám trụ để kiếm tiền, khi nào khó khăn quá mới tính chuyện về quê lập nghiệp", chị Quắn trải lòng. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tín (37 tuổi) cùng làm công nhân vệ sinh môi trường tại Q.1. Dịp tết này, anh trực từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 4 tết. Những ngày tết, lượng rác ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tăng nhiều lần nên những công nhân như anh rất vất vả. Gắn bó với nghề 4 năm và cũng chừng đó thời gian anh đón giao thừa ở ngoài đường. Tham gia phiên chợ Nghĩa tình, anh mua gạo, dầu ăn, bánh mứt… cả nhà đón tết ở phòng trọ. "Tôi được Liên đoàn Lao động TP.HCM tặng 1 triệu đồng nên mua những đồ dùng thiết thực nhất. Tuy nhiên, cả năm được mấy ngày tết nên cũng mua lố chút xíu, mua ít sợ không đủ. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm bánh tét, thịt cá… vì đó là những món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình vào dịp tết", anh Tín bày tỏ.